Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.1

1. CAO ĐỘ:

- Nốt cao, nốt thấp. Cao độ có rất nhiều vấn đề (quãng → thang âm, các cách gọi khác là giọng, scale... ↔  hợp âm), vì nhiều vấn đề nên Star Music mời các bạn cùng đọc nội dung chi tiết ở dưới...

2. TRƯỜNG ĐỘ:

- Nốt dài, nốt ngắn ( nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,...). Gồm có:  

Trường độ trong nhạc lý cơ bản cho piano và organ
Nhạc lý cơ bản cho piano - Nốt dài, nốt ngắn ( nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn)
- Tính từ dưới lên trên độ dài (trường độ) nốt trên gấp đôi nốt dưới → VD nốt đen có độ dài trong 1 giây → nốt trắng có độ dài 2 giây; ngược lại nốt móc đơn có độ dài 1/2 giây.

- Khi các nốt nhạc có trường độ, kết hợp với nhau theo những sự lựa chọn nhất định; quy mô, quy định,... nhất định thì trở thành TIẾT TẤU. Tiết tấu phải khớp với “Nhịp và Phách”.

- Trường độ (nói chung) và tiết tấu (nói riêng) liên quan đến một sự cố định về mặt thời gian:

● Thời gian có 60s là 1 phút... Lấy cái này làm cơ sở... →:

 → Nếu mỗi giây đập một phách thì gọi là “Tốc độ = 60 (Tempo = 60)” → “Tempo = 120” nghĩa là “mỗi giây đập 2 phách” (nhanh hơn) → ngược lại “Tempo = 30” nghĩa là “mỗi giây đập 0,5 (nửa) phách” hiểu cách khác là “hai giây đập một phách” (chậm hơn)... cứ thế mà tính (tương đối..., với các số liệu lẻ, VD Tempo = 57, Tempo = 48,...)... →
Ta sẽ có những “chỉ số tốc độ” như sau:
Nhịp độ cho piano và organ
Hai khuôn nhạc đầu trong Sonata K. 331 của Mozart, trong đó ấn định nhịp độ là "Andante grazioso" và tương ứng với cách soạn nhạc hiện đại là: "♪ = 120".

- Người ta gọi đó là “nhịp độ”. Chi tiết hơn về Tempo để "tính toán" liên kết "trường độ nốt nhạc" vào "ô nhịp" (các bạn cùng xem ở phần dưới)...

● Nghĩa là người ta xác định Tempo một cách DỨT KHOÁT NGAY TỪ ĐẦU rằng "bản nhạc này chơi với "nốt đen = 1s, nốt đen = 2s, nốt đen = x giây" thì "các nốt nhạc có trường độ gấp đôi "nốt đen (nốt trắng)" sẽ xác định rõ ràng là x*2 → "nốt tròn" = x*4; ngược lại, "nốt móc đơn" = x/2, "nốt móc đôi" = x/4,...v.v...
Nhắc lại VD: NẾU nốt đen có độ dài trong 1 giây THÌ nốt trắng có độ dài 2 giây; ngược lại nốt móc đơn có độ dài 1/2 giây...

● Ở đây tránh hiểu lầm "Tempo (tốc độ)" với "trường độ". "Tốc độ" là "độ nhanh chậm" của mỗi phách, còn "trường độ" sẽ tính ra "với tốc độ đó thì tổng thời gian để đập hết y phách sẽ là bao nhiêu".

Ở trên là vấn đề TỐC ĐỘ CỦA BẢN NHẠC CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN (Phút/giây)... Còn "thuật ngữ và các ký hiệu" trong Âm nhạc gọi vấn đề này là.

NHỊP và PHÁCH:

● Phách: Là những “nhịp đập (văn ngữ) đều”, phách mạnh, phách nhẹ. Kết hợp phách mạnh, phách nhẹ... vào với nhau theo quy luật nhất định thì trở thành “Nhịp (thuật ngữ)”...

● Ô nhịp: (thường gọi là trường canh hoặc khuông nhịp) diễn tả cách viết nhạc về khoảng thời gian từ “phách mạnh này” đến “phách mạnh tiếp theo”... VD Khoảng cách “Phách mạnh - Phách nhẹ - Phách nhẹ - Phách mạnh - Phách nhẹ - Phách nhẹ - Phách mạnh - ...”.

● Từng ô nhịp được giới hạn bởi vạch nhịp → các loại vạch nhịp dùng cho các chức năng khác nhau.

● Độ dài của từng ô nhịp được căn cứ theo Tempo → “chỉ số chỉ nhịp” của ô nhịp được ghi như sau:
Chỉ số chỉ nhịp
Nhạc lý cơ bản cho piano - Chỉ số chỉ nhịp
Trong đó:

- Chỉ số trên là số lượng phách trong mỗi ô nhịp. Chỉ số dưới là chỉ Tempo của 1 phách, ta đã nói ở trên Tempo = 60 nghĩa là mỗi giây đập một phách..., trong "ký hiệu bản nhạc" người ta ko ghi là "tempo là một giây/một phách", người ta chỉ ghi Tempo = 60 và ta phải ngầm hiểu Tempo = 60 nghĩa là mỗi giây đập một phách → 1 phách có Tempo = x thì ô nhịp có y phách sẽ có Tổng trường độ là x*y, x là trường độ tính theo thời gian của 1 phách, y là số lượng phách → kết quả sẽ ra “trường độ tính theo thời gian”.

- Chỉ số dưới: "Tempo = 60" nghĩa là "nốt nào trong số các trường độ = 60??? Cái này được quy ước giá trị là "một tỷ lệ với nốt tròn", ghi tại "chỉ số dưới". Nếu chỉ số dưới là 4 nghĩa là "1/4 nốt tròn" nghĩa là "nốt đen"...; nếu chỉ số dưới là 32 nghĩa là "1/32 nốt tròn" và "1/32 nốt tròn là nốt móc 3".

VD chi tiết:
■ Ghi là "Nhịp 4/4" nghĩa là "mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách được tính là 1 nốt đen (1/4 nốt tròn)" và người ta sẽ ghi ở trên đầu bản nhạc là nhịp 4/4 "  (Hiểu là Tempo = xxx hoặc Tempo nốt đen = xxx)".

■ "Nhịp 6/8" nghĩa là "mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách được tính là 1 nốt móc đơn (1/8 nốt tròn)" và người ta sẽ ghi ở trên đầu bản nhạc là nhịp 6/8 . Nhịp 32/44 hay 28/32,..., cũng tính như vậy.

■ Thỉnh thoảng có những trường hợp người ta ghi “nhịp 6/8” đi với  nhịp 4/4 hoặc cả những cái khác... thì lại phải luận ra  nhịp 6/8 nghĩa là  nhưng ít khi người ta ghi “kiểu phải luận ra” này.

-  Nguyên tắc liên kết “trường độ nốt nhạc” và “ô nhịp” (cách ghi tiết tấu).
 
+ Liên kết cơ bản: Mỗi nốt đen có trường độ bằng một phách →

+ → VD: Với bản nhạc có ghi chỉ số chỉ nhịp là 4/4, đi với  , nghĩa là "trong mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen (1/4 nốt tròn)". Mỗi phách chiếm thời gian là 1 giây, mỗi ô nhịp có 4 phách → mỗi ô nhịp là 4 giây... Và ở trong ô nhịp đó, tổng độ dài của các nốt cũng chỉ được 4 giây (đồng nghĩa với 4 phách)
Ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen (1/4 nốt tròn)

Nhạc lý cơ bản cho piano - Ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen (1/4 nốt tròn)
+ VD khác: Với bản nhạc có ghi chỉ số chỉ nhịp là 7/2, nghĩa là "trong mỗi ô nhịp có 7 phách, mỗi phách là một nốt trắng (1/2 nốt tròn)". Mỗi phách chiếm thời gian là 1 giây, mỗi ô nhịp có 7 phách → mỗi ô nhịp là 7 giây... Và trong ô nhịp đó, tổng độ dài của các nốt cũng chỉ được 7 giây (đồng nghĩa với 7 phách).
Nốt đen = ½ nốt trắng, nốt móc đôi = ⅛ nốt trắng
Nhạc lý cơ bản cho piano - Nốt đen = ½ nốt trắng, nốt móc đôi = ⅛ nốt trắng...
TÓM LẠI CỦA TRƯỜNG ĐỘ:

● Nốt nhạc có các trường độ. Kết hợp các nốt nhạc có trường độ khác nhau vào với nhau thì thành tiết tấu.

● Tốc độ của một bản nhạc tính theo "thời gian thực (phút/giây)"... Ký hiệu ghi trong bản nhạc có chỉ số chỉ nhịp chỉ số chỉ nhịp    và chỉ số chỉ thời gian nhịp 4/4 , nhịp 6/8 , được gọi là Tempo.
● Phách là những nhịp đập để mọi người trong "ban nhạc, dàn nhạc,..." có một tốc độ thống nhất, trùng nhau..., "cách tính phách" được ký hiệu bởi chỉ số chỉ nhịp, "tốc độ phách" ghi bằng chỉ số chỉ thời gian (Tempo). Phách thông thường có phách mạnh, phách nhẹ → quy luật sắp xếp "phách mạnh, phách nhẹ" gọi là nhịp, sắp xếp trong một ô nhịp

3. CƯỜNG ĐỘ:

Trong âm nhạc , cường độ thường dùng để chỉ khối lượng của một âm thanh hoặc ghi chú , nhưng cũng có thể tham khảo mọi khía cạnh của việc thực hiện một phần nhất định, hoặc phong cách (staccato, legato vv) hoặc chức năng (vận tốc). Thuật ngữ này cũng áp dụng cho các văn bản hoặc in ký hiệu âm nhạc được sử dụng để chỉ ra cường độ. Dynamics là tương đối và không đề cập đến mức âm lượng cụ thể
- Hai dấu hiệu cho thấy cường độ cơ bản trong âm nhạc là:
+ p hay piano, có nghĩa là "mềm".
+ f hoặc sở trường, có nghĩa là "lớn".
Cường độ p - f cơ bản trong âm nhạc
Nhạc lý cơ bản cho piano - Cường độ p - f cơ bản trong âm nhạc
- Độ tinh vi hơn của độ lớn hoặc sự mềm mại được chỉ định bởi:

+ mp, đứng cho mezzo-piano, có nghĩa là "vừa mềm".

+ mf, đứng cho mezzo-sở trường, có nghĩa là "tương đối lớn".

- Ngoài f và p, cũng có:

+ pp, đứng cho "rất nhẹ nhàng" và có nghĩa là "rất mềm".

+ ff, đứng cho "đàn rất lớn tiếng" và có nghĩa là "rất lớn".

+ ppp, đứng cho "pianississimo" và có nghĩa là "rất rất mềm".

+ fff, đứng cho "fortississimo" và có nghĩa là "rất rất lớn".

4. ÂM SẮC:

Sắc thái của âm thanh (đàn này kêu khác với đàn khác, đánh đàn - bấm phím đàn kiểu này khác bấm phím đàn kiểu khác...). Rất nhiều thứ có thể "quy về" yếu tố này..., đây là một cái nhìn khá rộng... Nhưng phân loại âm sắc: Đàn này kêu khác đàn khác,...